Các trường hợp truyền máu và an toàn truyền máu

Máu và các chế phẩm của máu được sử dụng rộng rãi trong trị liệu nội, ngoại, sản, nhi và các chuyên khoa khác với mục đích bồi hoàn thể tích tuần hoàn máu, bồi hoàn thành phần thiếu của máu hoặc để hồi sức cho bệnh nhân khi dùng thuốc hóa trị có ảnh hưởng đến tủy xương.

Đặc biệt trong sản khoa, chảy máu khi chuyển dạ và khi sinh là một biến chứng thường gặp, rất nguy hiểm. Nếu không kịp thời xử lý và hồi sức tốt, sản phụ có thể tử vong rất nhanh. 

1. Các trường hợp cần truyền máu

Theo tiêu chuẩn quốc tế, ước tính thể tích máu ở người lớn khoảng 70 ml/kg cân nặng và ở trẻ em khoảng 75 ml/kg cân nặng. Theo các văn bản hướng dẫn sử dụng máu và các chế phẩm từ máu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng như các Hội Truyền máu tại Anh, Mỹ...; trong các trường hợp mất máu cấp tính, việc cấp cứu hồi phục thể tích tuần hoàn máu quan trọng hơn và ưu tiên hơn hồi phục tình trạng giảm oxygen do thiếu máu. Điều trị hồi phục thể tích tuần hoàn máu có thể hạn chế việc chỉ định truyền máu, nhất là khi tình trạng chảy máu đã được giải quyết.

các trường hợp truyền máu và truyền máu an toàn

a. Thiếu máu cấp

Chỉ định truyền máu khi thiếu máu cấp ở mức độ nặng và mức độ trung bình nhưng vẫn còn chảy máu hoặc còn tán huyết. Thiếu máu cấp được chia theo mức độ sau:

- Mất máu nhẹ: Mất máu dưới 500ml máu; Mạch và huyết áp bình thường; Bệnh nhân tỉnh và tiếp xúc tốt.

- Mất máu trung bình: Từ 500 – 1000ml; Mạch:100-120lần/phút, huyết áp trên 90mmHg. Bệnh nhân mệt, lơ mơ, nước tiểu giảm.

- Mất máu nặng: Bằng hoặc trên 1000ml máu. Mạch trên 120lần/phút hoặc không bắt được, huyết áp có thể bằng 0. Bệnh  nhân choáng, thiểu niệu hoặc vô niệu.

b. Thiếu máu mãn

Chỉ định truyền máu khi bệnh nhân thiếu máu nặng không bù trừ, chỉ cần nâng Hb lên để cải thiện lâm sàng, không nâng lên đủ như bình thường. Khi huyết sắc tố >7 g% thì không cần truyền máu.

2. An toàn truyền máu

Máu sau khi được lấy từ người hiến máu là máu toàn phần. Tuy nhiên, để có thể truyền cho người bệnh, máu này phải qua rất nhiều bước sàng lọc khác. Nói an toàn truyền máu, đó là một quy trình khép kín bắt đầu từ khâu chọn người hiến máu, khám lâm sàng, làm các xét nghiệm sàng lọc, lấy máu, tiếp tục xét nghiệm, sàng lọc, sản xuất các chế phẩm máu, lưu trữ và phân phối máu, cuối cùng là chỉ định truyền máu và truyền máu lâm sàng.

Theo thống kê của Viện Huyết học Truyền máu, gần 10% lượng máu đã hiến phát hiện ra các bệnh truyền nhiễm, cao nhất là viêm gan B. Vì vậy, trước khi hiến máu, người hiến máu phải khám lâm sàng để phát hiện một số bệnh. Nhưng công cụ cũng như cách xét nghiệm nhanh và đơn giản, chỉ có thể xác định viêm gan B và kiểm tra sắc tố, những bệnh phức tạp hơn không thể phát hiện được. Tuy vậy, độ chính xác không cao. Do đó, sau khi máu được nhận sẽ phải kiểm tra viêm gan B một lần nữa bằng kỹ thuật công nghệ cao hơn. Hiện có 5 căn bệnh lây truyền qua đường truyền máu và cần phải sàng lọc trước khi truyền gồm viêm gan B, viêm gan C, HIVgiang mai, sốt rét. Bên cạnh đó, còn phải xét nghiệm kiểm định nhóm máu, sàng lọc kháng thể bất thường.

các trường hợp truyền máu và truyền máu an toàn

Sau khi xét nghiệm máu, khi có kết quả hoàn toàn sạch bệnh và an toàn sẽ tiếp tục được đưa tới khoa Điều chế các chế phẩm máu. Máu sẽ được tách ra nhiều thành phần như: khối tiểu cầu, khối hồng cầu, khối huyết tương… đây là công đoạn mất nhiều thời gian nhất và đòi hỏi độ chính xác cao.

Sở dĩ phải tách thành phần máu vì máu toàn phần bao gồm rất nhiều thành phần tế bào và các thành phần hòa tan trong huyết tương. Việc tách và điều chế các thành phần máu sẽ giúp việc điều trị có kết quả cao và an toàn hơn. Mặc khác, các thành phần không còn bị lẫn nhau, giúp kéo dài hơn thời gian bảo quản. Ví dụ: tiểu cầu để trong máu toàn phần thời gian hiệu quả chỉ trong vòng 24 tiếng, nhưng nếu tách ra có thể bảo quản được 3 - 5 ngày. Tương tự, huyết tương nếu tách biệt ra điều chế có thể bảo quản lên đến 2 năm. Máu là tế bào sống, việc bảo quản không đúng cách, quá nóng hoặc quá lạnh cũng sẽ làm máu bị chết. Khi các tế bào vỡ ra, số máu đó sẽ không còn tác dụng và sẽ nguy hiểm đối với người được truyền máu.

 Nguồn : nhatkybe.vn

Bài viết khác